Hậu quả và ý nghĩa Trận_Hoàng_Thiên_Đãng

Trận Hoàng Thiên Đãng là diễn biến sau cùng trong lần nam tiến thứ ba của quân Kim, năm 1129-1130.

Trước khi diễn ra trận đánh quân Tống vừa liên tiếp bại trận và tổn thất, nhiều thành trì ở Giang Nam bị đánh chiếm, vua Tống phải tháo chạy ra biển. Tình thế của Nam Tống rất nghiêm trọng và suy nhược. Hàn Thế Trung dù chỉ có ít quân nhưng đã biết lợi dụng địa hình và sở trường thủy chiến của quân Tống, cầm cự được với quân Kim đông hơn gấp bội, thậm chí vây hãm Ngột Truật trong vũng Hoàng Thiên, được các sử gia Trung Quốc ví "biến quân Kim thành rùa trong vại"[1].

Tuy cuối cùng quân Kim tìm được lối rút về bắc nhưng bị mất đi ưu thế thượng phong trước quân Tống. Khi các lộ quân Tống đang thua tan tác, chiến thắng của Hàn Thế Trung có tác dụng cổ vũ nhuệ khí cho quân Tống rất lớn, được ví là một kỳ tích trong chiến tranh Kim-Tống[1].

Theo nhận định của sử sách, từ sau trận này, quân Kim không dám tiến xuống Giang Nam nữa, chiến trường giữa Kim và Tống tập trung chủ yếu ở vùng Giang Bắc, Lưỡng Hoài[1].

Liên quan